hanhfm

HanhFM.info

♥ ♪ the Train moves not the Station ♫ ♥

February 2019
M T W T F S S
« Sep    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728  

Lưu trữ tổng hợp

Website hay

  • Alexdang
  • Mr Hói
  • Theo Yêu Cầu – Ngôi nhà nhỏ cho những ước mơ lớn

Bài viết liên quan

  • Tôi Từng Có Một Chú Chó Tên Là Xấu – Mãi Mãi Bên Nhau
  • Mộ phần tuổi trẻ – Huỳnh Trọng Khang
  • Tin vào sự nghi ngờ
  • Trên Facebook có 2 loại người
  • Cúi xuống nhìn thấy bầu trời

Phản hồi

  • Review NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ – Leila Slimani, Nguyễn Thị Tươi dịch. (hanhfm) | Sách Nhã Nam on NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ – Leila Slimani, Nguyễn Thị Tươi dịch.
  • Có cần kể nữa không? – ĐÊM NÚM SEN, TRẦN DẦN. on Những ngã tư và những cột đèn – Trần Dần
  • hanhfm on WOIM ra đi – Trích Nhiệt đới buồn, Phương Rong
  • T. on WOIM ra đi – Trích Nhiệt đới buồn, Phương Rong
  • hanhfm on Mật hẹn – Trích Điều gì xảy ra, ai biết – Kim Young Ha

Phim

Đọc sách đọc đọc và ngẫm Anh Khang cô đơn Colin Firth con song thu bay cuong con gio bac dịch Daniel Glattauer Frédéric Beigbeder Hà Trần Haruki Murakami Hoàng Anh Tú Jan Werner Kẻ ích kỷ lãng mạn Lê Hoàng Lê Quang M20 NG Ngỗng Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Phong Việt Nguyễn Thế Hoàng Linh Nguyễn Thiên Ngân phụ nữ Phan Ý Yên Piano QK2 Rừng Nauy sống sinh nhật tình yêu Tình yêu kéo dài 3 năm Tôi có quyền huỷ hoại bản thân Thơ The King's Speech Trích Trương Tiểu Nhàn Trang Hạ Trung thu Truong Sa Việt Nam VN yêu

Powered by Genesis

  • Đọc
  • Nghe
  • Xem
  • Lời của Gió Radio
You are here: Home / Archives for Jo Kyung Ran

NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ – Leila Slimani, Nguyễn Thị Tươi dịch.

04/09/2017 by hanhfm

Đối với một độc giả có lẽ chẳng có niềm hạnh phúc nào tuyệt vời hơn việc cầm một cuốn sách trên tay, bắt đầu mở từng trang giấy, dõi theo từng dòng chữ, và để rồi có cái cảm giác bị hối thúc muốn nhanh chóng kết thúc cuốn sách ấy trong một ngày, một giờ, bởi nếu không kết thúc sớm ta sẽ không thể chịu được việc cuốn sách đó ám ảnh ta suốt cả ngày. Không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được những cuốn sách như thế. Và cũng mấy tháng rồi tôi không được gặp lại cái cảm giác này,  cho đến hôm nay sau khi nóng lòng phải đọc xong Người Lạ Trong Nhà ngay trong ngày, thì khi mở đến trang cuối cùng thì tôi lại muốn lật ngược quyển sách mà đọc lại từ đầu, chỉ bởi vì nó quá hay!

Người Lạ Trong Nhà của Leila Slimani – một nữ tác giả sinh năm 1981, rất xinh đẹp, phần nào điều này khiến tôi có chút do dự. Và khi mua từ hiệu sách về, đọc thử đoạn đầu sao lại có mùi của trinh thám lại càng khiến tôi hoài nghi rằng nó sẽ không hay. Thêm nữa việc tiêu đề tiếng Việt khác với tựa tiếng Pháp rất thơ mộng Chanson Douce – Bài Hát Ngọt Ngào, được một bạn trên facebook thắc mắc lại khiến tôi bối rối, sợ rằng bản dịch sẽ làm tác phẩm dở đi. Khá nhiều mối lo lắng “giời ơi đất hỡi”. Nhưng Giải Thưởng Goncourt 2016 cơ mà, cứ đọc nó xem sao! Tự trấn an mình như vậy, tôi đã mang cuốn sách này theo trong một kỳ nghỉ lễ ngắn ngày, không thể vác máy tính theo, không thể nhàm chán vô nghĩa dùng điện thoại mà Facebook mãi. Và tôi bắt đầu đọc cho đến khi không dứt được ra khỏi trang sách. Nhưng ngay cả khi đã đọc đến dòng cuối cùng, Người Lạ Trong Nhà vẫn chưa cho tôi gấp lại cuốn sách này.

Những cuốn sách đoạt giải Goncourt thường không đánh đố độc giả đến mức khó hiểu, tuy nhiên nó vẫn có một sức hút dễ hiểu là bởi những câu chuyện được kể trong những tác phẩm không quá đồ sộ, thời lượng cũng không quá dài, nhưng lại chất chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa của cuộc đời. Người Lạ Trong Nhà cũng vậy, chỉ mỏng 250 trang, ngay từ trang đầu tiên tác phẩm đã cho độc giả thấy kết cục của câu chuyện. Dòng đầu tiên của tác phẩm, báo hiệu một câu chuyện bi thương bằng cái chết của một đứa trẻ, chị gái của cậu bé thì đang hấp hối trong chính ngôi nhà của mình, và thủ phạm là một cô trông trẻ, kẻ cũng vừa tự kết liễu đời mình.

“Chị ta không biết cách chết. Chị ta chỉ biết gây ra cái chết.”

Liệu chị ta có phải là kẻ giết người? Ba trang đầu của cuốn sách mở ra một câu chuyện đầy hấp dẫn cho những độc giả đam mê thể loại trinh thám hình sự. Nhưng tôi thì không! Và đến trang thứ 10 tôi đã nghĩ nó là một tác phẩm bắt chước cho ra vẻ văn học. Nhưng từ trang 40 trở đi tôi đã thấy đây là một tác phẩm xuất sắc.

Không triển khai câu chuyện theo phong cách trinh thám, mỗi trang sách lại mở ra những trang hồ sơ cuộc đời mà không có văn bản nào từng lưu lại được, bởi những câu chuyện đó gần như không tên, vặt vãnh… những câu chuyện của những người phụ nữ có trách nhiệm chăm sóc con trẻ. Họ là người mẹ sinh ra chúng và vú nuôi người chăm sóc chúng.

Có nhiều người phụ nữ như Myriam, mẹ của 2 đứa trẻ tội nghiệp, đều gặp phải những vấn đề căng thẳng của việc nội trợ chăm sóc con cái.

“Cô đã biến đời mình thành thảm kịch khi không chịu từ bỏ giấc mơ làm một người mẹ lý tưởng… Rằng cô sẽ không phải đóng vai kẻ tử vì đạo hay người mẹ dũng cảm”.

Chấp nhận cất tấm bằng cử nhân trong tủ, hay chấp nhận để con ở nhà trong tay người khác để có thể thực hiến ước mơ, dự định của bản thân?

Có không nhiều người sẽ tìm thấy sự đồng cảm với cô vú nuôi Louise. Chúng ta gần như không biết cảm xúc của họ thế nào? Bởi vì công việc của họ gần như “làm việc trong hậu trường, kín đáo và mạnh mẽ… Chị vú em giống như bóng đen trên sân khấu, những người đi chuyển bối cảnh của vở diễn trong bóng tối…. Mọi người nhìn chị mà không thấy chị. Chị là một sự hiện diện mật thiết nhưng không bao giờ thân thuộc.”

Có những công việc vô cùng quan trọng vậy nhưng nó luôn được xếp sau những công việc khác được cho là quan trọng, thành công và vinh quang hơn.

Có những con người vô cùng quan trọng, nhưng họ vẫn luôn bị xếp ở tầng thấp của xã hội.

Liệu xã hội có để ý, quan tâm đến hay phải đợi đến khi một vụ án giết người trấn động dư luận xảy ra.

Đọc Người Lạ Trong Nhà tôi tự hỏi không biết tác giả đã có con chưa? Mà tại sao cô có những cái nhìn như nội soi vào lòng người vậy. Có lẽ không cần phải có con mới viết được một câu chuyện như Người Lạ Trong Nhà. Bởi chúng ta dễ dàng nhìn thấy thực trạng chung sau những cánh cửa của những gia đình có con. Với lối kể chuyện không lên gân, không ra vẻ hoa mĩ, không bầy biện cầu kỳ, tác giả Leila đã thêu dệt nên một bản nhạc bi tráng về thân phận người phụ nữ.

“Giá mà cô biết được! Đây chính là căn bệnh thế kỷ. Tất cả những đứa trẻ tội nghiệp đó bị phó mặc cho chính chúng, trong khi cả ông bố lẫn bà mẹ đều bị giày vò bởi cùng một tham vọng. Rất đơn giản, họ lúc nào cũng chạy đua. Cô có biết các bậc phụ huynh nói câu gì với con mình nhiều nhất không? ‘Nhanh lên con!’ “

Cảm ơn Leila về tác phẩm này. Nó không chỉ là những gì tôi từng ước ao mình có thể viết được. Nó còn soi vào những góc khuất trong căn nhà, nơi mà xã hội nhìn thấy nhưng đều lờ đi và coi nó như là trách nhiệm của người mẹ vì người sinh ra con trẻ; hay nghĩa vụ của vú nuôi vì đã được trả công. Không! Điều đó không chỉ là việc của phụ nữ. Đàn ông ở đâu trong câu chuyện này? Họ gần như là kẻ ngoài cuộc, là người đổ thêm dầu vào lửa mà thôi. Cô vú nuôi liệu có phải kẻ giết người nếu không có người chồng như vậy? Người mẹ của 2 đứa trẻ tội nghiệp liệu có gặp phải tai hoạ ấy nếu chấp nhận hy sinh bản thân chỉ để ở nhà chăm sóc chúng. Sẽ có những giả thiết đặt ra để làm sáng tỏ vụ án Người Lạ Trong Nhà, nhưng ngay cả khi kẻ ra tay sát hại lũ trẻ bị kết án thì những vụ án tương tự liệu có còn tiếp diễn? Vẫn! Nó vẫn có thể xảy ra khi mà con người ta vẫn cứ phải để cho Người Lạ Trong Nhà thay chúng ta làm những việc để chúng ta có thể tìm thấy niềm vui, thành công ngoài xã hội và cả hạnh phúc trong chính ngôi nhà của chúng ta.

Tác phẩm đề cập tới nhiều khía cạnh của đời sống, gia đình, con người mà cụ thể là những người nhập cư làm những công việc bị cho là tầm thường nhưng lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong xác hội; những người phụ nữ sẽ phải đối mặt với hiểm họa thế nào nếu họ chấp nhận hy sinh gia đình vì sự nghiệp hay sự nghiệp vì gia đình; ở cuộc chiến nào gần như phụ nữ đều bị mất mát.

Dù mở đầu bằng một vụ án nhưng Người Lạ Trong Nhà lại là một tác phẩm tâm lý kinh dị, nhưng được viết bằng thứ ngôn từ hết sức đời thường lại có thể khiến độc giả đặc biệt là nữ thấy rùng mình và hẳn họ sẽ sợ không cho người lạ vào trong nhà nữa. Chỉ cần đoạn miêu tả về bộ xương gà đã được chọn để mình họa cho bìa sách, là đủ để ví dụ về yếu tố kinh dị của tác phẩm.

“Ở đó ngay giữa chiếc bàn nhỏ dùng làm bằng ăn của hai đứa trẻ và chị vú em. Một bộ xương gà đặt trên đĩa. Một bộ xương sạch bóng, không mẩu thịt nào dù là nhỏ nhất, không còn chút dấu vết nào của phần thịt. Cứ như thể nó đã bị rỉa sạch bởi một con kền kền hoặc một loại côn trùng cứng đầu, tỉ mẩn. Tóm lại là một con vật ác độc.
…
Không còn thịt, không còn nội tạng, không còn thứ gì có thể thối rữa được trên bộ xương… đương như đó là một cái xác thối… Cô đã vứt bỏ con gà này sáng nay, chắc chắn là như thế… Thịt gà không còn ăn được nữa… cô nhớ rất rõ chính tay cô đã lắc chiếc đĩa trên thùng rác và con vật đã rơi xuống…
…
Về sau, Mila kể hết với mẹ. Con bé vừa cười, vừa nhảy nhót vừa giải thích chuyện Louise dạy hai đứa ăn bằng tay như thế nào… chị bảo hai đứa trẻ rằng đây là một trò chơi và chị sẽ thưởng nếu chúng chịu khó tuân thủ luật. Và cuối cùng, lần đầu tiên, mỗi đứa được thưởng một cái kẹo chua chua ngọt ngọt.”

Đoạn văn này có vẻ ngọt ngào này khiến tôi nhớ đến tác phẩm Lưỡi của Jo Kyung Ran, khi mà món ăn chính là thứ vũ khí tuyệt hảo nhất của phụ nữ giúp họ tự vệ và chiến đấu trong cuộc chiến mà chắc chắn họ là kẻ thắng cuộc.

Và có những đoạn thật sự cho thấy tác giả rất sắc sảo khi miêu tả sự tinh ý đến đáng sợ của phụ nữ trong những chi tiết rất nhỏ như một giọt máu nhỏ xíu, “thứ máu đó không ngừng trở lại, chị đã biết rõ mùi của nó, thứ máu mà… mỗi tháng, lại báo hiệu cái chết của một đứa trẻ.”

Không khiến khán giả sợ vì những thủ pháp hù doạ, Người Lạ Trong Nhà thật sự gieo một nỗi ám ảnh trong lòng người đọc, bằng những chuyện vặt vãnh hết sức đời thường như thế.

Tác phẩm sử dụng khéo léo lối kể chuyện phi tuyến tính, không chỉ là quá khứ-hiện tại chồng chéo nhau mà là quá khứ và quá khứ của quá khứ, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Đặc biệt điệp từ thủ pháp mà tôi đã gặp trong một vào tác phẩm đã đọc trước đây, và đó cũng là điều tôi hoài nghi ban đầu về sự bắt chước. Tuy nhiên càng đọc Người Lạ Trong Nhà càng thấy tác phẩm được viết khéo léo như một nhà soạn nhạc sáng tác một bản giao hưởng không lời. Ở đó những điệp từ như những nốt móc kép nối đuôi nhau trong bản nhạc, tạo nên những luyến láy cho phần giai điệu. Những đoạn văn cứ lặp đi lặp lại từ “chị” “cô”… như một điệp khúc nhàm chán trong công việc bếp núc, dọn dẹp, chăm sóc con trẻ… Những công việc vốn chẳng được tôn vinh gì. Mà nếu có tôn vinh thì là gánh thêm trách nhiệm trên vai người phụ nữ.

Thành công của Người Lạ Trong Nhà là nó không cho độc giả cái kết như họ mong đợi mà nó gieo vào lòng họ những hoài nghi. Tác phẩm mở đầu bằng cái kết, và nó kết thúc bằng chính cái mở đầu của câu chuyện. Và vụ án cần được làm sáng tỏ không chỉ là vụ giết người mà còn là những “hành vi” Người Lạ Trong Nhà đang diễn ra hết sức bình thường trong đời sống hàng ngày của xác hội loài người suốt bao đời nay. Đó là khi những người vợ, người mẹ cần tới sự giúp đỡ của những người giúp việc. Sau khi đọc tác phẩm này hãy suy nghĩ xem bạn có chắc là mình cần một Người Lạ Trong Nhà? Hay bạn sẽ tự biến mình thành Người Lạ Trong Nhà?

Đọc Người Lạ Trong Nhà khiến tôi liên tưởng tới một tiểu thuyết rất hay khác Cánh cửa – Szabó Magda, và tôi chợt nhớ đến cả Nhím Thanh Lịch –  Muriel Barbery. Những tác phẩm rất hay này đều của các nhà văn nữ khắc họa chân dung những người phụ nữ giúp việc trong gia đình. Nhưng ở hai tác phẩm kia chân dung người giúp việc dù họ có bản tính lầm lì, khó tính, nhưng bên trong họ đâu đó người đọc vẫn thấy sự thông minh và lòng nhân hậu. Còn ở Người Lạ Trong Nhà, hình ảnh cô giúp việc Louise được tác giả Leila ví như “Đấng Cứu Thế” hay một bà tiên nhưng lại đem đến cho độc giả nhiều sự hoài nghi. Liệu cô có thật sự là người tốt? Chắc chắn cô là người giúp việc rất tốt khi luôn cố gắng là người đi sớm về khuya, sẵn sàng có mặt, luôn hiểu tâm lý con trẻ, và phục vụ tận tình… Tuy nhiên Leila cũng khắc họa nên hình ảnh cô giúp việc như những “con búp bê” rồi sẽ đến lúc người ta không còn cần tới nữa. Có những chi tiết rất nhỏ, rất ngắn, chỉ được tác giả viết thoáng qua nhưng lại ẩn chứa trong đó những điều nều mà đào sâu suy nghĩ độc giả sẽ thấy được bên trong của vấn đề. Như chi tiết khi Louise mới tới, Myriam đã gọi điện tới người chủ cũ và họ đã so sánh Lousie gần như là người mẹ thứ hai và rất đau lòng phải chia tay chị ấy, thậm chí họ đã nghĩ đến chuyện sinh thêm con thứ ba để giữ Louise lại. Và ở phần kết của tác phẩm, tác giả xây dựng diễn biến tâm lý của Louise khi sắp bị ra đường, cố gắng đưa cô con gái nhỏ về muộn để cặp vợ chồng có thời gian riêng tư, cô mong sự chào đời của đứa trẻ thứ 3, như để củng cố thêm địa vị, tầm quan trọng của chị và để chị không lại một lần nữa như thứ đồ bỏ đi. Cuối cùng thì:“Chị thừa nhận là chị không còn biết yêu thương. Chị đã vắt kiệt tất cả những gì là dịu dàng trong tâm hồn mình, hai bàn tay chị chẳng còn gì để mà ve vuốt.” Phải chăng đó là nguyên nhân khiến chị ra tay giết hai đứa trẻ? Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn hy vọng là không phải chị, mà có thể là một thân chủ, một tên tội phạm nào đó đã bị cô luật sư Myriam cho vào tù, đã tìm cách trả thù. Dù thế nào tôi cũng mong không phải là Louise, ngay cả Louise thì tôi cũng sẽ biện hộ cho cô là bởi chính cái công việc cần mẫn, mệt mỏi, chán trường đã khiến cô phải hành động như vậy. Nhưng những đứa trẻ dẫu sao chúng cũng quá tội nghiệp, làm thế nào mà người chăm sóc chúc lại chính là người giết chúng được cơ chứ? Và đó cũng chính là vấn đề mà xã hội này đang vấp phải, khi kẻ tinh nghi, mối nguy hại cho lũ trẻ lại chính là những người chăm sóc chúng. Phân tích đến đây, lại càng thấy một cuốn tiểu thuyết mỏng 250 trang, nhưng lại đề cập đến những vấn đề của đời sống một cách nhức nhối đến như vậy. Dù rằng đây không thể là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của Goncourt, nhưng chắc rằng nó là cuốn tiểu thuyết dễ đọc, dễ cảm, đặc biệt với các độc giả là phụ nữ, là mẹ. Nhưng với tình tiết hình sự, trinh thám, với lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn sách chắc rằng vẫn có thể cầm tay độc giả tò mò đến tận phút cuối.

Trở lại cái tiêu đề và bìa sách, rồi chuyện dịch thì chẳng đến mức phải lo ngại đâu. Tác phẩm này chắc không quá thách đố dịch giả nên chắc rằng chẳng phải lo nó đã được dịch chuẩn hay chưa? Cái tựa có thể kén độc giả hơn và không có mùi ngôn tình như tựa gốc “Bài hát ngọt ngào”. Đọc xong tôi lại thích cái tựa Người Lạ Trong Nhà. Cái bìa cũng thế, chỉ là kể ra nó được vẽ bắt mắt hơn chút nữa để hấp dẫn sự tò mò của độc giả, thì tôi hy vọng cuốn sách này sẽ bán chạy. Nhưng thường dính đến giải thưởng sách có mấy khi hot được đâu. Nói vậy chứ không có cái mác Goncourt trên bìa chắc chắn tôi không mua cuốn sách này. Cái tựa Bài hát ngọt ngào với cái bìa đẹp như bìa sách của Musso chắc tôi càng không mua.

Một tác phẩm hay, có lẽ rằng, nó phải là tác phẩm khiến cho độc giả sau khi đọc có thể khiến họ tự biến mình thành nhà phê bình. Hẳn là như vậy! Thích đọc những cuốn như thế này: mỏng nhẹ nhưng nặng và đọc xong khiến mình muốn viết.

#Hanhfm

#NGƯỜI_LẠ_TRONG_NHÀ
#LeilaSlimani
#Lưỡi
#JoKyungRan

Filed Under: Đọc, Sách, Trích dẫn hay Tagged With: Bài hát ngọt ngào, Cánh cửa, Chanson Douce, dịch, Goncourt, Jo Kyung Ran, Leila Slimani, Lưỡi, người giúp việc, NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ, Nguyễn Thị Tươi, sach, Szabó Magda, Văn học Pháp

Lưỡi – Jo Kyung Ran, Đào Bạch Liên dịch.

06/08/2017 by Gió

“Tôi đã đọc rất nhiều câu truyện mở màn bằng cuộc gặp gỡ giữa đôi nam nữ, rồi họ yêu nhau. Nhưng câu chuyện của tôi bắt đầu bằng sự lụi tàn của ái tình. Tôi từng thích đọc Hemingway vì một lý do đơn giản, ông là người sành ăn. Hemingway có nói, đàn ông chỉ nhận ra bản thân sau khi nếm trải nỗi đau thể xác.
Ông nói sai rồi. Không chỉ đàn ông.”
“Vẫn còn một điều khủng khiếp hơn sự chia tay, đó là giữ người kia trong trái tim mình dù cả hai không còn bên nhau nữa. Ý tôi là, có lẽ là một phép thử, nếu muốn hiểu ai đó, thực sự muốn hiểu ai đó, nên thử chia xa ít nhất một lần, chỉ một lần thôi.”
“Cô bạn Mun Ju của tôi nói rằng, đem lòng yêu cũng giống như xăm chữ lên mu bàn tay. Dù cố sức tẩy xóa thì về sau vẫn còn dấu tích lờ mờ. Bởi vậy cậu phải chắc chắn rằng cậu thực sự muốn thế. Phải chắc rằng cậu đã suy nghĩ kỹ càng.”
“Tôi chưa bao giờ hình dung được cảm giác bị ruồng bỏ là như thế nào. Tôi hiểu rằng mình cần phải nhận biết nỗi đau, tìm hiểu nỗi đau đằng sau và buộc mình phải bước ra khỏi nó.”
“Người ta có thể nói về con dao làm mình đứt tay hay đôi giày chật làm mình đau chân, nhưng không ai nói về khúc mắc trong trái tim mình.”
“ Tôi sẽ đợi thêm thời gian. Mỗi người đều có những sai lầm, chỉ cần tự nhận ra thì sẽ có cách cứu vãn, không bao giờ là quá muộn.”
“Ăn được với ai thì cũng nằm được với người ấy, và nằm được với ai thì cũng ăn được với người ấy. Bởi thế những cuộc xem mặt luôn bắt đầu bằng những bữa ăn. Người ta nếm trải sự mong đợi và tò mò về nhau trước hết là theo cách này, chứ không phải theo cách lên giường.”

“Đối với tôi, tình yêu là gì? Tôi đặt con dao xuống thớt. Với tôi tình yêu giống như âm nhạc, tôi cảm nhận được giai điệu, trái tim và khối óc tôi có phản wcs với tiết tấu mặc dù không được đào tạo chút gì về nhạc lý. Tình yêu giống như thức ăn, làm tôi chảy nước miếng, mài giũa lỗ chân lông đều biết nở ra trước niềm hân hoan thần khát khao. Tình yêu nảy sinh rất đơn giản, nhưng đẹp, nhạy cảm và ảnh hưởng đến cả con người tôi,. Tôi đã từng nghĩ như vậy về tình yêu.”

“Ăn là một hoạt động tuyệt đối, lặp đi lặp lại. Giống như yêu. Hễ bắt đầu là không dừng được nữa. Đói mà không ăn nổi còn đáng sợ hơn cả gục ngã vì trọng bệnh.“

“Tình yêu và cơn đói là một, tương tự hạt giống và mầm ươm.”

“Ăn hay không ăn. Yêu hay thôi yêu. Đó đều là vấn đề cảm giác”

“Chấm dứt khi em còn có thể. Đừng dây dưa. Một thời gian nữa em sẽ thấy mọi thứ hóa ra rất nhẹ nhàng. Cô bạn Mun Ju của tôi nói rằng, đem lòng yêu cũng giống như xăm chữ trên mu bàn tay. Dù cố sức tảy xóa về sau vẫn còn dấu tích lờ mờ. Bởi vậy cậu phải chắc chắn rằng cậu muốn thế. Phải chắc chắn là cậu đã suy nghĩ kĩ càng
Sẽ có lúc ngoài ăn ra chúng ta chẳng thể làm gì khác, đấy là lúc ăn trở thành cách duy nhất dể ta biết rằng mình còn sống… Ăn hay không ăn. Yêu hay thôi yêu. Đó đều là vấn đề cảm giác 128

Trong nhà hàng không có ai yên lặng. Mọi người mỉm cười, nói chuyện và ăn. Chưa biết chừng cái bàn chính là nơi khai sinh của ngôn ngữ, một nơi tập trung tuần hoàn của món ăn và cá hoạt động thường nhật dẫn đến việc nói năng trao đổi. Thức ăn đi vào rồi ngôn từ đi ra, đều qua khuôn miệng, như qua cánh cửa. Nói, nếm, khao khát đều xảy ra trên lưỡi, trong miệng, và miệng là lối vào cơ thể, cho thấy chúng ta là ai.

Tình yêu là gì? Là vàng, kim cương, hay thậm chí là nấm truyp? Tình yêu là thứ mà ai cũng muốn có nhưng không thể tự làm ra được, giống nấm truyp, kim cương, và vàng.”

– Trích Lưỡi, Jo Kyung Ran, Đào Bạch Liên dịch.

entry cũ nằm trong draft mấy năm, chắc quên nên hôm nay mới public.

Filed Under: Đọc, Sách Tagged With: Đào Bạch Liên, Jo Kyung Ran, Lưỡi