Điện ảnh hay Kịch? (P.1)

ĐIỆN ẢNH là gì?

Hiển nhiên trước tiên ĐIỆN ẢNH phải là PHIM. Vấn đề không phải PHIM nào cũng là ĐIỆN ẢNH.

Hẳn ai cũng từng biết đến lịch sử điện ảnh khởi nguồn từ những thước phim đầu tiên của anh em nhà Lumière. Họ đã tổ chức một buổi chiếu phim có bán vé tại tầng hầm của một quán cà phê ở Paris, khán giả được xem những đoạn phim ngắn quay lại cảnh sinh hoạt thường ngày. Nhưng đó vẫn chưa phải là ĐIỆN ẢNH đâu, bởi nếu gọi đó là tác phẩm ĐIỆN ẢNH thì chỉ cần mở điện thoại quay một đoạn video cảnh đường phố thì cũng là một tác phẩm điện ảnh ư?! “Cha đẻ của điện ảnh” là anh em nhà Lumière, nhưng để phát triển và hình thành nên thể loại ĐIỆN ẢNH nó đã phải “hoài thai” để bổ sung thềm nhiều yếu tố khác nữa để hoàn thiện một môn nghệ thuật thứ 7. Vậy những yếu tố nào để tạo nên một tác phẩm ĐIỆN ẢNH? Câu hỏi này vừa dễ vừa khó trả lời. Nói cái khó trước, là có thể bàn luận dông dài cả nghìn từ để diễn giải. Dễ thì, có thể hiểu nôm na, theo quan điểm của tôi:

ĐIỆN ẢNH là…:

Classical music trong âm nhạc

Opera trong thanh nhạc

Ballet trong múa

Sách văn học trong xuất bản…

So sánh chỉ có tính chất tương đối, cốt lõi rằng nó là nghệ thuật đỉnh cao trong một thể loại cụ thể.

Không phải cứ gõ nhạc cụ, hay cất giọng lên có giai điệu là âm nhạc, mà có thể đó chỉ là âm thanh.

Không phải cứ thấy đi giày mũi cứng, mặc váy tutu, trong trang phục Hồ Thiên Nga thì gọi đó là ballet được, mà rất có thể đó là lại là xiếc. Không phải cứ sách trăm trang thì cũng là văn học, tiểu thuyết hay truyện ngắn được. Sách cũng đủ loại mà.

Vậy điều gì khiến: Opera khác dân ca và nhạc cổ truyền, Pop, Rock, Hiphop, Bolero,… Ballet khác múa dân gian, hiện đại, đương đại… Múa khác xiếc hay nhảy dance sport hoặc breakdance,… Tiểu thuyết, truyện ngắn… khác entry, blog,… Tất cả đều phụ thuộc vào ngôn ngữ nghệ thuật. Có vẻ như vấn đề đang bị đi lạc hướng. Nhưng dẫn chứng này để thấy rằng không phải cứ PHIM thì là ĐIỆN ẢNH. Trong phạm vi chém gió trên Facebook thế này thì chỉ cần chốt lại ý trên thôi. Vì vấn đề này còn phải nghiên cứu dài dài. Nhưng: “Chỉ cần nếm một giọt là biết nước biển mặn”. Đôi khi “chân lý” đơn giản như giọt nước mà thôi, nhưng nó cũng là kết tinh của rất nhiều hợp chất. Vì vậy, cùng bàn luận qua một dẫn chứng cụ thể sau.

BỐ GIÀ CỦA TRẤN THÀNH – ĐIỆN ẢNH HAY LÀ KỊCH?

BỐ GIÀ của Trấn Thành là phim không ai bàn cãi. Nhưng phim điện ảnh thì… phải xem định nghĩa ĐIỆN ẢNH và KỊCH như thế nào thì mới có câu trả lời chính xác.

Có ý kiến đưa ra các yếu tố thoại nhiều, hay góc quay, âm nhạc… Tuy nhiên, dẫn chứng và phân tích thấy chưa rõ lắm. Trường hợp của BỐ GIÀ, cái kịch dễ thấy nhất là hoá trang của Trấn Thành mà xem poster là đủ thấy rồi không cần phải xem phim.

So sánh với Joker rõ là nó kịch đấy nhưng sao nó là điện ảnh? Vì Joker là vai một anh hề sân khấu. Còn Trấn Thành là vai 1 ông bố đời thường. Trấn Thành mà vào vai ông bố trên sân khấu thì chẳng ai bảo là không điện ảnh cả. Để phân tích sâu hơn nữa thì yếu tố dễ thấy nhất là diễn xuất của BỐ GIÀ. Trước tiên đa số diễn viên trong phim đều xuất phát từ sân khấu kịch, nên chuyện ảnh hưởng là dễ thấy. Nếu đóng phim điện ảnh diễn viên sẽ phải tăng, giảm cân, để râu, tóc,… hoặc phải sống lang thang, khổ cực, nghiện ngập… như nhật vật… Tất làm sao để họ như nhân vật. Còn đóng kịch, cũng đòi hỏi sự hoá thân, nhưng do đặc thù riêng như khoảng cách từ sân khấu tới khán giả, từ sân khấu tới cánh gà, cánh gà tới đời thực của diễn viên nên diễn xuất có phần ước lệ hoặc cường điệu hơn so với diễn xuất trong điện ảnh.

KẾT LẠI

Vấn đề không phải BỐ GIÀ là ĐIỆN ẢNH hay KỊCH. Dù BỐ GIÀ có là gì thì thành công của bộ phim một phần chính là bởi cái yếu tố kịch trong đó. Nếu BỐ GIÀ mà làm theo đúng “chuẩn ĐIỆN ẢNH” chưa chắc đã hay, chưa chắc đã được yêu mến như vậy. Vấn để là ở chỗ khen, ca ngợi cũng cần tỉnh táo, có chừng mực, đừng để khen quá mà thành “đá” vào các quan điểm, lý thuyết mà chúng ta đã từng phán hoặc đang theo đuổi nó.

Vậy làm thế nào để chúng ta không bị lầm lẫn, để vàng thau không bị đánh đồng?! Vấn để trăn trở của không ít nghệ sĩ băn khoăn khi tác phẩm của mình không được đón nhận, khi mà đồng tiền và quan hệ có thể chi phối được nhiều điều.

Vậy nên, đừng tưởng thấy vàng mà cho là Vàng thật. Mỹ ký giờ nhiều lắm. Hãy cứ để bạc là bạc, đồng là đồng,… mỗi thứ đều có giá trị của riêng nó. Cũng đừng so sánh vàng với bạc hay đồng… mỗi thứ đều có vẻ đẹp của riêng nó. Và đừng đánh tráo khái niệm như chính cái bài chém gió trên.

#Hanhfm

Ps: Cái post này sinh ra nhân trường hợp thấy các bạn share post của page này. https://www.facebook.com/…/a.180577…/435747607957079/…https://www.facebook.com/100266418171868/posts/436156294582877/?d=n

Ps2: Điện ảnh không đơn giản chỉ là cái định nghĩa trong từ điển hoặc trên wikipedia. Bài viết này mục đích không phải để trả lời Điện ảnh là gì? Mà nó chỉ đặt ra câu hỏi để tớ cũng như người đọc tự đi tìm câu trả lời. Và tớ sẽ trả lời nó trong 1 post khác, hy vọng cũng được sự quan tâm trao đổi như thế này của các bạn.

MỘT SỐ COMMENT TRAO ĐỔI CỦA CÁC BẠN, lưu lại 1 số comment hay để ngâm cứu thêm.

Kau GudiVề giọng thoại thì 100% là kịch rồi…… có hai thứ dễ so sánh hơn là giọng truyền hình và giọng điện ảnh…… cái voice đó. Đó là cách phát âm của đa số diễn viên kịch sân khấu…… nói lớn khẩu hình miệng rất to. Còn điện ảnh thì nói bình thường … với diễn viên châu á thì cứ lấy Lương Triều Vĩ ra để so sánh khẩu hình miệng là thấy. Vì Lương Triều Vĩ là chuẩn diễn xuất và giọng điện ảnh

Viet Quoc Nguyen Tớ chưa coi Bố già của Trấn Thành nên tớ không dám soi, Joker thì coi rồi. Tuy nhiên, nếu bảo “Trấn Thành mà vào vai ông bố trên sân khấu thì chẳng ai bảo là không điện ảnh cả” là vẫn còn phán bừa đấy. Rõ ràng, có quá nhiều vấn đề để nói đó có phải điện ảnh hay không. Tuy nhiên, 2 vấn đề cực lớn là: Camera và diễn xuất. Diễn xuất thì chúng ta đã nói rồi. Còn lại thì: Liệu những hình ảnh của bộ phim đó có đang dẫn dắt, tư duy (và qua đó thể hiện quan điểm) qua góc nhìn của camera không hay camera chỉ làm mỗi nhiệm vụ ghi nhận sự kiện?

Hanh Tran  Cái đoạn “Trấn Thành mà vào vai ông bố trên sân khấu thì chẳng ai bảo là không điện ảnh cả” chém trên cái poster thôi. Ý là nếu quay cảnh ông bố ấy trong vai ông bố trên sân khấu, chứ không phải ông bố ngoài đời thì nó cũng có thể là điện ảnh í. Kiểu 1 cảnh trong phim quay lại cảnh ông bố đóng vai ông bố trên sân khấu.Camera tớ không rành lắm, nhưng đoạn này bạn nói tớ đã phần nào hiểu ra vấn đề rồi: “Liệu cái những hình ảnh của bộ phim đó có đang dẫn dắt, tư duy (và qua đó thể hiện quan điểm) qua góc nhìn của camera không hay camera chỉ làm mỗi nhiệm vụ ghi nhận sự kiện?” Quá tuyệt. Bám vào cái này thì sẽ dễ để phân tích được điện ảnh hay không.

Hanh Tran Vì có bạn hỏi đến link đính kèm là 2 bài viết của page NHẬT KÝ ĐIỆN ẢNH, nên tôi cóp nhặt 3 ý trong bài viết và bàn luận:

1. “Người ta nói điện ảnh là phải kể câu chuyện hoàn toàn bằng hình ảnh/visual language, nói rằng điện ảnh tinh khiết nhất là thời kỳ phim câm trắng đen, vậy một bộ phim có quá nhiều thoại thì không phải là điện ảnh?”

>>>>>> Câu hỏi này rất hay và nó có nhắc đến 2 điểm cốt yếu của ĐIỆN ẢNH, đó là: Kể câu chuyện bằng hình ảnh/visual language và THOẠI

2. “Nói gì nói tóm lại, phim nào làm một người mẹ vừa cười vừa khóc mà tối về còn thủ thỉ rù rì với thằng con khắc khẩu của mình thì nó đã là điện ảnh.”

3. “Nên là, mình không nghĩ điện ảnh có bất cứ tiêu chuẩn gì vì ta có thể làm mọi thứ ta muốn với điện ảnh tạo ra hàng triệu version khác nhau muôn hình muôn dạng của điện ảnh, nó có thể là bất cứ thứ gì, miễn là nó có cảm xúc.”

>>>>>> Câu số 2 có 1 ý hay mà nó cũng là 1 điểm bổ sung cho ý 1 bên trên về KỂ CÂU CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNH thì phải mang đến cảm xúc cho khán giả. Tuy nhiên, khi người viết cho rằng: “thì nó đã là điện ảnh” và “mình không nghĩ điện ảnh có bất cứ tiêu chuẩn gì” >>>> dễ gây hiểu nhầm cho người đọc. Mình hiểu người viết muốn nói rằng không có giới hạn nào trong ĐIỆN ẢNH, tuy nhiên câu chữ viết như trên dễ khiến người đọc hiểu lầm rằng: ĐIỆN ẢNH không có bất cứ tiêu chuẩn gì. Cái này là sai, cái gì cũng phải có tiêu chuẩn của nó.

TÓM LẠI, ĐIỆN ẢNH là: Kể cần Kể câu chuyện bằng hình ảnh/visual language. Mà đã kể chuyện thì phải có có ngôn ngữ. Và NGÔN NGỮ của ĐIỆN ẢNH chính là HÌNH ẢNH. Tuy nhiên, 2 ý này là chưa đủ và còn phải đào sâu vào nó nữa thì mới trả lời được câu hỏi: ĐIỆN ẢNH LÀ GÌ?Cụ thể hơn chút, NGÔN NGỮ ở đây là NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI BẰNG HÌNH ẢNH. Chúng ta tưởng rằng phim câm không có THOẠI là sai. PHIM CÂM chỉ không thoại bằng lời thôi mà nó vẫn có NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI bằng HÌNH ẢNH. Phải có đối thoại thì nhà làm phim mới trò chuyện, truyền tải thông điệp, tư tưởng, quan điểm…. tới khán giả. Nếu không có đối thoại thì cũng sẽ chẳng có câu chuyện nào được kể.

Và KỂ CÂU CHUYỆN ở đây cũng cần phải làm rõ, mà trong phạm vi comment này mình xin phép chỉ nêu ra 3 cái yếu tố cơ bản của KỂ CHUYỆN trong ĐIỆN ẢNH cụ thể hơn là kịch bản, đó là:

NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI – HÀNH ĐỘNG – XUNG ĐỘT.

Xin lưu ý các yếu tố này đều có trong KỊCH và ĐIỆN ẢNH. Vậy yếu tố nào để so sánh KỊCH khác ĐIỆN ẢNH, thì phải xét đến NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI.

Như đã nói trong bài viết, dông dài lắm, nên có vài trao đổi, chỉ mang tính chất “khơi mào” thôi chứ để trả lời nó thì đơn giản, hiểu nó cần phải cả một quá trình tìm hiểu.

Phan Ngoc  Trong bài phát biểu tại lễ trao giải Oscar năm 1990, đạo diễn lừng danh Akira Kurosawa, sau khi cầm tượng vàng thành tựu trọn đời, đã nói: “Tôi vẫn chưa biết điện ảnh là gì, nhưng tôi hứa với các bạn, từ giờ đến cuối đời tôi sẽ vẫn tiếp tục tìm câu trả lời”. Không rõ đến cuối đời ông có tìm được câu trả lời không, nhưng rõ ràng để bao quát được điện ảnh là gì trong 1 khái niệm ngắn gọn là rất khó. Tuy nhiên ta có thể biết được cái gì không phải là điện ảnh thông qua những tính chất của nó.

Phan NgocHanh Tran Quay lại chủ đề chính phim Bố Già của Trấn Thành có tính điện ảnh không, rà soát lại từ đầu ta thấy:
1. Có kịch bản (1 câu chuyện)
2. Có cắt cảnh, xắp xếp cảnh (montage)
3. Có mise en scene (giàn dựng cảnh)
4. Có yếu tố camera (các góc máy khác nhau, điều này trong kịch không có)
Từ đó suy ra phim Bố Già có tính điện ảnh.Tuy nhiên tính điện ảnh ở mức độ cao hay thấp thì phải phân tích kỹ từng yếu tố.

Ví dụ: câu chuyện kể như thế nào thể hiện yếu tố kịch bản. Cắt cảnh chuyển cảnh xắp xếp cảnh thể hiện yếu tố Montage. Hóa trang, diễn xuất tâm lý, bối cảnh, đường đi của nhân vật, ánh sángthể hiện yếu tố misen en scene. Góc máy, chuyển động của máy thể hiện yếu tố camera. Cần phân tích thật kỹ mới xác định được độ cao thấp của tính điện ảnh.

Nếu chỉ xét về cảm xúc thì rất vô chừng, bởi cảm xúc mỗi người mỗi khác. Người thích người không, nên nếu chỉ xét yếu tố cảm xúc sẽ là 1 cuộc cãi nhau không hồi kết.

Hanh Tran Chủ đề chính trong bài viết của tớ không phải là chuyện Bố Già có điện ảnh hay không.Chủ đề chính tớ muốn nói đến rằng:
– Mỗi tác phẩm, thể loại đều có vẻ đẹp của riêng nó.
– Khen chê cần đúng mực kẻo “đá” nhau về mặt quan điểm, lý thuyết.Nhiều người hiểu hoặc quan tâm tới 1 khía cạnh trong bài viết nên mới tranh luận dông dài.
Tớ biết trước nên cũng đã rào trước trong bài về cái sự dông dài này rồi.

Cảm ơn bạn về 2 comment rất hay trên. Đó chính là cái tiêu chí để mà bám vào trước khi bình luận, đánh giá.Vấn đề là các nhà phê bình tự xưng, với các page, post ca ngợi hoặc chém gió về phim,… phải biết và hiểu là mình đang nói cái gì, trên cơ sở lý thuyết nào. Đôi khi đọc nhiều bài thấy trích dẫn các quan điểm của người nọ, người kia, rồi đưa ra “lý thuyết” nửa vời, người người đọc thấy hay thế nhưng thực chất lại rất “đá” nhau.

Phan Ngoc Chính xác, việc đánh giá 1 tác phẩm nghệ thuật rất cần 1 nền tảng kiến thức nhất định. Và nó cần được thể hiện 1 cách khoa học.

Comments

comments

Rate this post

Related Posts

Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật?

– Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật? – Vì chúng ta ăn là để lớn lên. – Mình không ăn thì sao? – Mình không ăn thì sẽ không lớn được. – Mình không ăn các con vật thì con vật có ăn mình không? -…. Có con vật nó ăn…

Maximilian Hecker

Chẳng hiểu sao mình lại ghét mùa xuân đến thế… Ghét cái khung trời u ám… mưa lâm thâm… đường trơn, ướt… sàn nhà, quần áo, đồ đạc… tất cả cũng ẩm thấp, ủ rột… Còn không khí mang đến một cảm giác khó chịu, chẳng hiểu mình đang nóng, hay đang lạnh. Và mùa…

Mặt Trời Mù – Curzio Malaparte

Cái làm hư hỏng con người, cái làm cho con người trở nên dữ tợn, hèn nhát, ích kỷ, chính là ý thức về cái chết. Loài vật chúng nó chỉ có cái bản năng sinh tồn, có thể là một linh cảm xa xôi nào đó. Nhưng loài vật không ý thức cái chết.…

Mật hẹn – Trích Điều gì xảy ra, ai biết – Kim Young Ha

Thuốc lá nàng hút bao giờ cũng là hiệu Gauloise . Gió sông cuộn lấy làn khói thuốc nhả ra từ phổi nàng, bay lên hư không và lan toả ra. Giống như là chờ đọi. Làn khói bay ngang qua chỗ tôi, bay cao hơn, đến nơi hơi nước ngưng tụ đợi lúc rơi…

Marriage Story – Một cuộc hôn nhân đẹp

Marriage Story là một bộ phim về một cuộc hôn nhân đẹp như mơ giữa một nam đạo diễn và một nữ diễn viên. Kết quả cho tình yêu của họ là một cậu con trai kháu khỉnh. Họ đã có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc cho đến khi… xem phim bạn sẽ…

Marley và tôi

Tôi thấy lúng túng bởi nỗi tiếc thương sâu sắc đến nhường nào dành cho con chó này, sâu sắc hơn đối với vài người mà tôi từng biết. Không phải tôi coi cuộc đời một con chó ngang với cuộc đời của một con người, nhưng ngoài gia đình tôi ra, có rất ít…