Chúng ta có đi đâu đâu, ngoài trái đất này… Vocalise và Vô tri (Rachmaninov và Milan Kundera)

[wpcc-iframe title=”Vocalise ( Rachmaninov) : Natalie Dessay.” width=”640″ height=”480″ src=”https://web.archive.org/web/20220702050537if_/https://www.youtube.com/embed/5ZIQ2pHaJ1I?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]
[wpcc-iframe title=”Anna Moffo: Rachmaninoff, ‘Vocalise’ Op. 34 No.14″ width=”640″ height=”480″ src=”https://web.archive.org/web/20220702050537if_/https://www.youtube.com/embed/iBVkYGLEUpg?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]
[wpcc-iframe title=”Gilels plays Rachmaninov: Vocalise op.34 no.14″ width=”640″ height=”480″ src=”https://web.archive.org/web/20220702050537if_/https://www.youtube.com/embed/R5IiC1kAdzM?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]

Ngày mưa phùn, trời lạnh se se, nghe Vocalise của Rachmaninov cho lòng bình yên.

Và để entry này đỡ lạnh lẽo, tôi lâu lắm mới lại lôi sách ra đọc lại và trích dẫn như thế này trên Facebook. Và hợp nhất với bản nhạc này, trong ngày này, sau những ngày mọi người bàn luận về cái chết của những người nhập cư, tôi trích một đoạn trong tác phẩm “Vô Tri” (L’Ignorance) của Milan Kundera.

Ngay những tuần đầu tiên sau khi nhập cư xong, Irena có những giấc mơ kỳ lạ: cô đang ở trong một cái máy bay đang đổi hướng và hạ cánh xuống một sân bay xa lạ; những người mặc đồng phục, mang súng, đợi sẵn cô ở chân cầu thang. Một giọt mồ hôi lạnh trên trán, cô nhận ra cảnh sát Séc. Một lần khác, cô lang thang trong một thành phố nhỏ ở Pháp thì nhìn thấy một nhóm đàn bà kỳ cục, mỗi người cầm trên tay một cốc bia, chạy về phía cô, chào cô bằng tiếng Séc, cười theo lối lịch sự đầy cạm bẫy, và, hoảng sợ, Irena nhận ra mình đang ở Praha, cô hét lên, và tỉnh dậy.

Martin, chồng cô cũng có cùng những giấc mơ đó. Sáng nào họ cũng kể cho nhau nỗi hãi hùng của cuộc trở lại quê hương. Rồi, trong một lần nói chuyện với một cô bạn Ba Lan, cũng là dân nhập cư, Irena nhận ra rằng tất cả những người nhập cư đều có những giấc mơ ấy, tất cả, không trừ ngoại lệ; thoạt tiên cô cảm động vì thứ tình thân ban đêm của những con người không quen biết nhau, rồi sau đó thấy hơi bực bội: làm thế nào mà cái trải nghiệm riêng tư đến vậy về một giấc mơ lại có thể trở thành một thứ tài sản chung được? vậy thì cái tâm hồn riêng có của cô là gì? Nhưng những câu hỏi không lời giải đáp đó chẳng hề có ích lợi. Một điều chắc chắn: hàng nghìn người nhập cư, trong cùng một đêm, với vô số biến thể, cùng mơ một giấc mơ. Giấc mơ nhập cư: một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất của nửa thế kỷ hai mươi.

Những giấc mơ-ác mộng đó với cô lại càng thêm phần bí hiểm vì cùng lúc cô phải chịu đựng một nỗi hoài nhớ bất kham và một trải nghiệm khác hoàn toàn trái ngược: ban ngày, những cảnh trí của đất nước cô hiện ra. KHông, đó không phải là một cơn mơ mộng, dài và có ý thức, được mong muốn, mà là một thứ khác hẳn: những cảnh trí hiện ra ấy cháy bùng trong đầu cô, đầy bất ngờ, đột ngột, nhanh chóng, và ngay lập tức tắt biến đi. Cô đang nói chuyện với sếp thì bỗng nhiên, như một tia chớp, cô nhìn thấy một con đường chạy nang qua cánh đồng. Cô bị xô đẩy trong toa tàu điện ngầm và, đột ngột, một lối đi nhỏ trong một khu phố đầy cây xanh của Praha hiện ra trong khoảnh khắc. Cả ngày, những hình ảnh thoáng qua ấy đến thăm cô để làm nguôi ngoai nỗi nhớ hướng về xứ Bohême đánh mất của cô.

Vẫn nhà điện ảnh của tiềm thức đó, ban ngày, gửi đến cho cô những mảnh cảnh trí quê hương giống như các hình ảnh của hạnh phúc lại tổ chức, vào ban đêm, những cuộc trở về đầy hãi hùng, cũng vẫn đất nước ấy. Ngày được soi chiếu bằng vẻ đẹp của đất nước bị bỏ rơi, đêm bởi nỗi kinh hoàng phải quay lại đó. Ngày chỉ cho cô thấy thiên đường mà cô đã đánh mất, đêm là địa ngục mà cô đã trốn chạy.”

– Vô tri, Milan Kundera, Cao Việt Dũng dịch.

Sự thật là ai cũng là kẻ lưu vong trong chính những ham muốn và ước mơ không tầm với hoặc không thực hiện hoặc chưa hiện thực được của chính mình. Tôi cũng là một kẻ lưu vong từ tỉnh lẻ lên Hà nội sống đã hơn 20 năm nay, quá nửa cuộc đời tôi xa quê. Nhưng đã từ lâu rồi tôi không còn khái niệm quê hương nữa, hay nói đúng hơn ranh giới quê hương của tôi đã ra ngoài Việt Nam và rộng ra khắp trái đất hay thiên hà, vũ trụ này. Tôi chỉ thấy khái niệm quê hương đang được con người chúng ta khoanh vùng quá chật hẹp để rồi chúng ta lại tự đẩy mình vào những cuộc lưu vong mà thôi.
Tương lai chắc sẽ không còn người Anh – Pháp – Mỹ nữa, dòng máu của con người trên thế giới sẽ được hòa chung. Khi đó liệu trái đất có còn chiến tranh?

Chúng ta có đi đâu đâu, ngoài trái đất này.

Vocalise và Vô tri (Rachmaninov và Milan Kundera). Hai thứ này thật hợp cho buổi chiều nay.

Comments

comments

Rate this post

Related Posts

Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật?

– Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật? – Vì chúng ta ăn là để lớn lên. – Mình không ăn thì sao? – Mình không ăn thì sẽ không lớn được. – Mình không ăn các con vật thì con vật có ăn mình không? -…. Có con vật nó ăn…

Maximilian Hecker

Chẳng hiểu sao mình lại ghét mùa xuân đến thế… Ghét cái khung trời u ám… mưa lâm thâm… đường trơn, ướt… sàn nhà, quần áo, đồ đạc… tất cả cũng ẩm thấp, ủ rột… Còn không khí mang đến một cảm giác khó chịu, chẳng hiểu mình đang nóng, hay đang lạnh. Và mùa…

Mặt Trời Mù – Curzio Malaparte

Cái làm hư hỏng con người, cái làm cho con người trở nên dữ tợn, hèn nhát, ích kỷ, chính là ý thức về cái chết. Loài vật chúng nó chỉ có cái bản năng sinh tồn, có thể là một linh cảm xa xôi nào đó. Nhưng loài vật không ý thức cái chết.…

Mật hẹn – Trích Điều gì xảy ra, ai biết – Kim Young Ha

Thuốc lá nàng hút bao giờ cũng là hiệu Gauloise . Gió sông cuộn lấy làn khói thuốc nhả ra từ phổi nàng, bay lên hư không và lan toả ra. Giống như là chờ đọi. Làn khói bay ngang qua chỗ tôi, bay cao hơn, đến nơi hơi nước ngưng tụ đợi lúc rơi…

Marriage Story – Một cuộc hôn nhân đẹp

Marriage Story là một bộ phim về một cuộc hôn nhân đẹp như mơ giữa một nam đạo diễn và một nữ diễn viên. Kết quả cho tình yêu của họ là một cậu con trai kháu khỉnh. Họ đã có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc cho đến khi… xem phim bạn sẽ…

Marley và tôi

Tôi thấy lúng túng bởi nỗi tiếc thương sâu sắc đến nhường nào dành cho con chó này, sâu sắc hơn đối với vài người mà tôi từng biết. Không phải tôi coi cuộc đời một con chó ngang với cuộc đời của một con người, nhưng ngoài gia đình tôi ra, có rất ít…