Bí Ẩn Nữ Tính – Betty Friedan

“Bí Ẩn Nữ Tính” sẽ là cuốn sách hay và bổ ích với những người thật sự cần đọc nó để tìm kiếm “Bí Ẩn Nữ Tính”. Một tháng đọc xong 500 trang sách, chắc chắn không đủ và cũng chẳng cần hiểu hết giá trị nội dung của nó, nhưng có 3 vấn đề mà tôi tâm đắc sau khi đọc, và ghi lại một bài thu hoạch nho nhỏ để nói lên quan điểm của mình. Chỉ với 3 câu trích dẫn trong sách nhưng với tôi nó rất giá trị.

1. “Dường như giáo dục tốt đẹp đã cấp cho hình mẫu này ở phụ nữ sự hiểu biết về giá trị mọi thứ, trừ giá trị của chính cô ta.” – Trang 41

2. “Chỉ có con nít mới thốt lên:” Sao người trong sách không bao giờ đi vệ sinh?” – Trang 292

3. “Giờ phụ nữ làm sao để vừa với quần áo, chứ không phải quần áo làm sao để vừa với họ.” – Trang 31

Giá trị của phụ nữ là gì? Câu trả lơi luôn là làm vợ, làm mẹ chứ không bao giờ là chính mình.

Thành công trong công việc, đảm đang nội trợ, là một người vợ hoàn hảo, một người mẹ mẫu mực biết cách chăm chồng, nuôi con… Liệu rằng những điều này có đang chính là vấn đề cản trở và gây áp lực đối với phụ nữ?

Chẳng cần ví dụ đâu xa, cứ vào các diễn đàn trẻ thơ hay facebook sẽ thấy các bậc phụ huynh đang khát khao trở thành những ông bố, bà mẹ thông thái để có những đứa con thần đồng. Mô hình chung, chúng ta tự giam mình vào những khuôn mẫu, vậy phải như thế nào đây trong một xã hội mà con người “làm sao để vừa với quần áo, chứ không phải quần áo làm sao để vừa với họ.”

Chẳng riêng gì phụ nữ, ngay cả với đàn ông, chúng ta luôn gánh trên vai bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm dù chúng ta đang ở nhà hay đến công sở, ở bất cứ đâu chúng ta vẫn không làm chủ được bản thân, không thoát ra được sự bó buộc theo những khuôn mẫu phải trở thành, chứ không phải được trở thành.

Bạn có để ý rằng: chúng ta đang sống theo những hình mẫu lý tưởng được xây dựng nên bởi truyền thông. Cũng như Tình Yêu và Hôn Nhân, thì Tính Nữ hay Tính Nam cũng đều là những “mô hình được giáo dục áp đặt” mà con người đang là đối tượng của một cuộc tảy não từ sách, báo, phim ảnh. Chúng ta muốn có một gia đình kiểu mẫu, một ngôi nhà kiểu mẫu, một thân hình kiểu mẫu giống như trên những trang tạp chí in mầu lộng lẫy. Và rồi chúng ta sẵn sàng làm mọi thứ, thậm chí là có thể đánh đổi tất cả để trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người.

Có một chi tiết mà tôi thật sự khá shock trong “Bí Ẩn Nữ Tính” là khi tác giả đặt ra một loạt câu hỏi về vấn đề rằng:  nếu những bé gái được dạy rằng phải bó chân mới là nữ tính và đó là cách duy nhất để tìm được người yêu, liệu chúng có bó chân như phụ nữ Trung Hoa không? Nếu các bà mẹ được các học giả bảo họ rằng họ sẽ là những bà mẹ tốt hơn nếu họ đừng đi quá xa bọn trẻ, thì liệu họ có chấp nhận việc để con mình tự lập…

Nếu bây giờ tác giả viết tiếp cuốn sách thì bà sẽ thấy vấn đề bó chân không nghiêm trọng bằng nâng ngực, hút mỡ, thậm chí là gọt cằm, kéo chân… rất nhiều biện pháp phụ nữ sẵn sàng chấp nhận hình thức giống như hủ tục “bó chân” để được xinh đẹp như những cô người mẫu, diễn viên trên bìa tạp chí.

Nếu bây giờ tác giả viết tiếp cuốn sách thì bà sẽ thấy vấn đề phụ nữ căng thẳng về việc nuôi dạy con cái áp lực không kém, mà có khi còn vất vả hơn ngày xưa, khi xã hội ngày càng đề cao sự hoàn mỹ.

Đã có bao nhiêu phụ nữ bất chấp lời cảnh báo thường xuyên đi giày cao gót có hại cho sức khỏe, nhưng vẫn không chịu đi giày đế bằng, bởi vì cho rằng nó không nữ tính. Đã có bao nhiêu bà mẹ trầm cảm, stress chỉ vì số đo 3 vòng không chuẩn, vì vết rạn trên bụng, vì những đứa con thiếu cân, vì không đảm đang, tháo vát như những phụ nữ khác. Đã có bao nhiêu phụ nữ mặc cảm về bản thân vì mình không “đạt chuẩn”. Đến bao giờ chúng ta mới dừng việc “thường ngưỡng mộ và quý trọng người khác hơn bản thân” để rồi bắt bản thân phải trở thành ai đó, thay vì là chính mình.

Bởi vậy, đã đến lúc dừng việc hô hào các bà mẹ hãy là những phụ huynh thông thái, phải chăm sóc con cái mình trở thành thần đồng, đảm đang nhiều hơn, xinh đẹp hơn, năng động hơn. Đã đến lúc dừng việc hô hào phụ nữ phải “nữ tính” hơn khi điều đó sinh ra sự thụ động và phụ thuộc. Bởi rất có thể những điều đó chỉ làm tăng áp lực lên đôi vai họ mà thôi. Hãy cứ để họ được là chính mình, được yêu thương và chăm sóc theo cách mà họ thấy là tốt nhất cho bản thân cũng như cho những người mà họ thương yêu.

Đừng để mình bị đầu độc bởi sách báo, vì vậy đọc ít thôi, xem tv cũng ít thôi, nhưng nên đọc những cuốn sách như thế này để thực tế và bớt ảo tưởng về cuộc sống cũng như về bản thân.

Và dù là ai bạn có tự tin với “vẻ xấu” chứ không phải “vẻ đẹp” của mình? Bạn có tự tin khi không trang điểm hay đi giày cao gót? Bạn có tự tin khi mình không nam tính hay nữ tính? Nếu không thì bạn nên đọc cuốn sách này, rất có thể nó sẽ cho bạn thấy điều mình thật sự muốn và cần.

Bi an nu tinh - Betty Fridan 7

Một vài trích dẫn trong cuốn sách “Bí Ẩn Nữ Tính” của Betty Friedan, Nguyễn Vân Hà dịch.

Trong quảng cáo trên TV những bà nội trợ xinh đẹp vẫn tươi cười toe toét bên bồn rửa đầy bọt và câu chuyện “Bà vợ ngọai ô, một hiện tượng Mỹ” đăng trên bìa tờ Time thì quả quyết: “Họ có khoảng thời gian quá hạnh phúc… để có thể tin là mình bất hạnh.”

“Margaret Sanger nói. “Chúng ta biến phụ nữ thành sinh vật tình dục. Cô ta không có bản sắc nào nơn là một người vợ, người mẹ. Bản thân cô ta còn không biết mình là ai. Cô ta cả ngày đợi chồng về mỗi đêm để làm mình thấy mình còn sống. Và giờ chính người chồng mới là người không quan tâm. Thật khủng khiếp cho phụ nữ, khi nằm đấy, đêm này qua đêm khác, chờ chồng làm mình cảm thấy mình còn sống.”

:Làm thế nào để phụ nữ có thể nhìn thấy toàn bộ sự thật trong vòng kiểm toả của cuộc đời mình?

Làm thế nào cô ta có thể tin giọng nói trong lòng mình, khi nó chối bỏ những sự thật truyền thống được chấp nhận, mà cô ta đã và đang sống dựa vào đó? “

“Làm thế nào phụ nữ Trung Hoa, sau nhiều thế hệ bị bó chân, cuối cùng phát hiện ra là mình có thể chạy nhảy được? Những phụ nữ đầu tiên được cởi bó hẳn cảm nhận được nỗi đau này, đến độ vài người ngại cả đứng lên, nói chi tới việc đi đứng, chạy nhảy. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu, trước khi có một thế hệ các cô gái Trung Hoa lớn lên với đôi chân không bị bó, các bác sĩ, với hi vọng giúp họ bớt đau khổ, bèn bảo họ bó chân trở lại? Rồi các giáo viên bảo họ rằng đi bằng đôi chân bó mới nữ tính, rằng đó là cách duy nhất phụ nữ có thể đi nếu cô ta muốn một chàng trai yêu cô? Rồi các học giả bảo họ rằng họ sẽ là những bà mẹ tốt hơn nếu đừng đi quá xa bọn trẻ? Rồi bọn bán hàng rong, khi phát hiện ra mấy bà không đi lại được sẽ mua nhiều đồ nữ trang rẻ tiền hơn, bèn truyền bá chuyện bịa về những hiểm nguy khi chạy nhảy và việc sung sướng của việc bó chân? Thì khi ấy, nhiều bé gái Trung Hoa lớn lên liệu có muốn chân bị bị bó lại một cách an toàn, không bao giờ thèm đi lại, chạy nhảy nữa hay không? “

?

Một số bức ảnh chụp nhân dịp 8.3.2016, có bạn ở Saigon ra Hanoi chơi, đưa bạn đi thăm ngôi nhà di sản trên phố Mã Mây, mình mang sách theo để tranh thủ đọc và chụp ảnh cho đẹp.

Một câu của Betty Friedan được Elizaberth Gilbert trích dẫn trong cuốn“Làm Lành Với Hôn Nhân”. Với mình cuốn sách này dễ đọc hơn. Từng vấn đề về hôn nhân và gia đình được tác giả nghiên cứu, phân tích, rồi liên hệ với chính bản thân, nên đọc thấy gần gũi, dễ hiểu và vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là một cuốn sách cực hay các bạn nên tìm đọc.

Lam lanh voi hon nhan - Trich dan Betty Friedan

Comments

Comments

comments

Rate this post

Related Posts

Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật?

– Mẹ ơi sao mình lại ăn thịt các con vật? – Vì chúng ta ăn là để lớn lên. – Mình không ăn thì sao? – Mình không ăn thì sẽ không lớn được. – Mình không ăn các con vật thì con vật có ăn mình không? -…. Có con vật nó ăn…

Maximilian Hecker

Chẳng hiểu sao mình lại ghét mùa xuân đến thế… Ghét cái khung trời u ám… mưa lâm thâm… đường trơn, ướt… sàn nhà, quần áo, đồ đạc… tất cả cũng ẩm thấp, ủ rột… Còn không khí mang đến một cảm giác khó chịu, chẳng hiểu mình đang nóng, hay đang lạnh. Và mùa…

Mặt Trời Mù – Curzio Malaparte

Cái làm hư hỏng con người, cái làm cho con người trở nên dữ tợn, hèn nhát, ích kỷ, chính là ý thức về cái chết. Loài vật chúng nó chỉ có cái bản năng sinh tồn, có thể là một linh cảm xa xôi nào đó. Nhưng loài vật không ý thức cái chết.…

Mật hẹn – Trích Điều gì xảy ra, ai biết – Kim Young Ha

Thuốc lá nàng hút bao giờ cũng là hiệu Gauloise . Gió sông cuộn lấy làn khói thuốc nhả ra từ phổi nàng, bay lên hư không và lan toả ra. Giống như là chờ đọi. Làn khói bay ngang qua chỗ tôi, bay cao hơn, đến nơi hơi nước ngưng tụ đợi lúc rơi…

Marriage Story – Một cuộc hôn nhân đẹp

Marriage Story là một bộ phim về một cuộc hôn nhân đẹp như mơ giữa một nam đạo diễn và một nữ diễn viên. Kết quả cho tình yêu của họ là một cậu con trai kháu khỉnh. Họ đã có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc cho đến khi… xem phim bạn sẽ…

Marley và tôi

Tôi thấy lúng túng bởi nỗi tiếc thương sâu sắc đến nhường nào dành cho con chó này, sâu sắc hơn đối với vài người mà tôi từng biết. Không phải tôi coi cuộc đời một con chó ngang với cuộc đời của một con người, nhưng ngoài gia đình tôi ra, có rất ít…