hanhfm

HanhFM.info

♥ ♪ the Train moves not the Station ♫ ♥

February 2019
M T W T F S S
« Sep    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728  

Lưu trữ tổng hợp

Website hay

  • Alexdang
  • Mr Hói
  • Theo Yêu Cầu – Ngôi nhà nhỏ cho những ước mơ lớn

Bài viết liên quan

  • Tôi Từng Có Một Chú Chó Tên Là Xấu – Mãi Mãi Bên Nhau
  • Mộ phần tuổi trẻ – Huỳnh Trọng Khang
  • Tin vào sự nghi ngờ
  • Trên Facebook có 2 loại người
  • Cúi xuống nhìn thấy bầu trời

Phản hồi

  • Review NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ – Leila Slimani, Nguyễn Thị Tươi dịch. (hanhfm) | Sách Nhã Nam on NGƯỜI LẠ TRONG NHÀ – Leila Slimani, Nguyễn Thị Tươi dịch.
  • Có cần kể nữa không? – ĐÊM NÚM SEN, TRẦN DẦN. on Những ngã tư và những cột đèn – Trần Dần
  • hanhfm on WOIM ra đi – Trích Nhiệt đới buồn, Phương Rong
  • T. on WOIM ra đi – Trích Nhiệt đới buồn, Phương Rong
  • hanhfm on Mật hẹn – Trích Điều gì xảy ra, ai biết – Kim Young Ha

Phim

Đọc sách đọc đọc và ngẫm Anh Khang cô đơn Colin Firth con song thu bay cuong con gio bac dịch Daniel Glattauer Frédéric Beigbeder Hà Trần Haruki Murakami Hoàng Anh Tú Jan Werner Kẻ ích kỷ lãng mạn Lê Hoàng Lê Quang M20 NG Ngỗng Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Phong Việt Nguyễn Thế Hoàng Linh Nguyễn Thiên Ngân phụ nữ Phan Ý Yên Piano QK2 Rừng Nauy sống sinh nhật tình yêu Tình yêu kéo dài 3 năm Tôi có quyền huỷ hoại bản thân Thơ The King's Speech Trích Trương Tiểu Nhàn Trang Hạ Trung thu Truong Sa Việt Nam VN yêu

Powered by Genesis

  • Đọc
  • Nghe
  • Xem
  • Lời của Gió Radio
You are here: Home / Archives for mrhoi

Cúi xuống nhìn thấy bầu trời

28/07/2018 by mrhoi

Thế kỷ 21 chúng ta xem nguyệt thực qua màn hình điện thoại. Còn ngày xưa, hồi ở Thế kỷ 20, mình xem nhật thực bằng cách leo lên lên trần nhà, nhưng không ngửa mặt lên trời mà lại cúi xuống nhìn bầu trời in bóng trong cái chậu nước rửa mặt đã đổ mực vào. Công nghệ thiên văn học ngày ấy đơn giản vậy thôi.

Nhớ lại kỉ niệm đó thấy thật thú vị làm sao, thì ra khi cúi xuống tôi vẫn nhìn thấy được bầu trời. Và tôi chợt nhận ra một điều những hiểu biết của con người về cuộc sống  chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy qua cái bóng phản chiếu trong cái chậu nước rửa mặt mà thôi, còn những bí ẩn của vũ trụ thì rộng lớn và bao la ở phía sau lưng ta mà chúng ta chẳng nhìn thấy được… chỉ cần quay lại và ngước nhìn lên ta sẽ thấy cả bầu trời.
Cất công đi nửa vòng Hồ Tây uống cà phê để chứng kiến cuộc tình tay 3 Mặt Trăng – Mặt Trời – Trái Đất. Thì ra Trái Đất là kẻ thứ 3 chen vào giữa cuộc gặp định mệnh giữa Mặt trời và Mặt trăng, để rồi chia rẽ cuộc tình của Trăng Trời đến cả trăm năm. Vì thế mà chúng ta có Ngày và Đêm, chứ cứ để Trăng Trời đến với nhau thì chẳng hiểu là sẽ thế nào nữa.

Chỉ là cái vòng tròn biến đổi màu sắc mà nhìn thấy vi diệu quá.
“Nguyệt thực bắt đầu diễn ra từ 0h14 phút rạng sáng ngày 28/7 và kéo dài cho đến khoảng 6h28 phút. Thời điểm mặt trăng bị “nuốt trọn” sẽ rơi vào khoảng 2h30 phút đến 4h13 phút sáng. Hầu hết tất cả mọi khu vực trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Úc đều sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng thời khắc lịch sử này. “
Vậy mà có những page câu like đăng video trực tiếp nguyệt thực giả và mọi người xem ầm ầm. Chẳng sao, giả cũng được miễn là vẫn thấy đẹp tuyệt vời. Cuộc đời này đâu cần sự thật nó mới đẹp đâu. Như nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, người ta vẫn nói vậy mà.

Đang ngủ ngon thì bị Dế đánh thức vậy là mất ngủ được luôn thế thì xem nguyệt thực qua điện thoại

Filed Under: Nhật ký, Nhìn Tagged With: bầu trời, nguyệt thực, nhật thực

Cái chết của Seneca

27/07/2018 by mrhoi

Mười ba năm trước khi vẽ bức tranh Cái chết của Socrates, Jacques-Louis David chú ý đến một nhà triết học khác từng đối mặt cái chết bằng sự bình thản kỳ lạ, giữa tiếng than khóc thảm thiết của bạn bè và gia đình.

The death of Seneca
*oil on canvas
*123 x 160 cm
*1773

Bức Cái chết của Seneca, được chàng họa sĩ 25 tuổi David vẽ vào năm 1773, thể hiện những thời khắc cuối cùng của nhà triết học theo chủ nghĩa khắc kỷ ở một căn nhà ngoại vi thành Rome vào tháng Tư năm 65. Trước đó vài giờ, một viên sĩ quan tới nhà mang theo lệnh hoàng đế rằng Seneca phải tự kết liễu đời mình ngay tức thì. Một âm mưu lật đổ Nero – vị hoàng đế 28 tuổi – đã bị phát hiện và Nero, một kẻ điên cuồng không ai kiềm chế nổi, đã trả thù một cách bừa bãi. Mặc dù không có bằng chứng nào về việc Seneca có liên quan tới âm mưu trên, mặc dù ông đã là thầy giáo của hoàng gia trong năm năm và là một cận thần trung thành trong suốt một thập kỷ, Nero vẫn buộc phải chết để cho chắc chắn. Đến lúc này, Nero đã ám sát người anh cùng cha khác mẹ của mình là Britannicus, mẹ là Agrippina và vợ Octavia; hắn đã giết hại một loạt nghị sĩ và hiệp sĩ của Rome bằng cách quẳng họ cho cá sấu và sư tử ăn thịt; và hắn tiệc tùng khi Rome bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn kinh hoàng năm 64.

Khi nghe lệnh của Nero, các bạn hữu của Seneca tái mặt và bắt đầu khóc than, nhưng nhà triết học, theo lời kể của Tacitus mà David đọc được, vẫn vô cùng bình thản và cố gắng làm cho họ thôi khóc cũng như khơi dậy lòng can đảm của họ:

Triết lý của họ biến đâu mất rồi, ông hỏi, và cả quyết tâm chống lại những bất hạnh chực chờ mà họ đã khuyến khích nhau trong suốt bao năm qua? ”Ai cũng biết rõ Neoro là một kẻ tàn bạo!” ông nói thêm. “Sau khi đã giết mẹ và anh trai, hắn chỉ còn phải giết nốt thầy giáo và gia sư của mình nữa thôi.”

Ông quay sang vợ Paulina và dịu dàng ôm lấy bà (“khác xa so với sự bình thản trong triết học của ông” – Tacius nói) và bảo bà hãy lấy cuộc đời rất đáng sống của ông làm niềm an ủi. Nhưng bà không thể chấp nhận cuộc sống mà không có ông, và muốn được chết cùng ông. Seneca không khước từ mong ước của vợ mình:

Tôi sẽ không ngăn cản việc bà trở thành một tấm gương đẹp đến vậy. Chúng ta sẽ chết với sự ngoan cường như nhau, mặc dù cái chết của bà là vì mục đích cao cả hơn.

Tuy nhiên, do hoàng đế Neoro không muốn thêm tiếng xấu cho sự tàn bạo của mình nên khi quân lính nhìn thấy Paulina cắt động mạch tay bằng dao, họ đã giằng lấy con dao và băng bó cánh tay cho bà.

Việc tự sát của Seneca không thành công. Cơ thể đã lão hóa của ông không cho phép máu chảy đủ nhanh, ngay cả khi ông đã cắt động mạch ở góc chân và sau đầu gối. Vì vậy, với lý trí tỉnh táo, ông yêu cầu bác sĩ chuẩn bị một cố thuốc độc cần, giống như của Socartes ở Athens 464 năm trước. Từ lâu ông đã coi Socrates là tấm gương vượt lên trên hoàn cảnh nhờ trieetshocj (ông thể hiện sự ngưỡng mộ này trong một lá thư được viết vài năm trước đó):

Ông đã phải chịu đựng nhiều khi ở nhà, nếu chúng ta nghĩ về vợ ông, một người đàn bà với tính khí thô lỗ và miệng lưỡi ghê gớm, hay về các con ông… Ông đã sống trong thời chiến và dưới sự cai trị của những tên bạo chúa… nhưng tất thảy đều không mấy ảnh hưởng đến tâm hồn của Socrates, thậm chí không làm thay đổi những tính cách đặc trưng của ông. Thật là một sự khác biệt tuyệt vời và hiếm có! Ông vẫn giữ vững quan điểm sống cho đến tận phút cuối đời… giữa tất cả sự quấy nhiễu của Fortune1, ông không hề bị ảnh hưởng.

Nhưng mong muốn được nối gót nhà triết học thành Anthesn của Seneca không thực hiện được. Ông uống cốc thuốc độc và nó không mang lại tác dụng. Sau hai nỗ lực bất thành cuối cùng, ông yêu cầu người ta đặt mình vào bồn tắm hơi, nơi ông sẽ từ từ ngạt thở mà chết, đau đớn nhưng bình thản, không hề bị ảnh hưởng bởi sự quấy nhiễu của Fortune.

Bức họa theo phong cách rococo của David không phải bức đầu tiên, cũng không phải bức đẹp nhất vẽ về cảnh tượng này. Seneca trông giống như một pasha2 đang nằm xuống chứ không phải một nhà triết học sắp lìa đời. Paulina với bầu ngực bên phải bị lộ ra ngoài, ăn mặc giống như đi nghe opera chứ không phải một phụ nữ sống trong Đế chế La Mã. Tuy vậy, cho dù vụng về thế nào thì sự thể hiện của David về cảnh tượng đó lại phù hợp với sự ngưỡng mộ từ lâu đối với cách mà nhà triết học La Mã chấp nhận số phận bi thảm của mình.

Những mong muốn của Seneca mâu thuẫn với thực tại một cách đột ngột và cực đoan nhưng ông không hề trở nên bạc nhược; những đòi hỏi gây sốc của thực tại được ông đáp ứng một cách đàng hoàng. Qua cái chết của mình, Seneca, cùng với các nhà tư tưởng khắc kỷ khác, và một cách tiếp cận chừng mực, bình tĩnh với thảm kịch. Theo lời kể của Tacitus, phản ứng của Seneca trước các bạn hữu than khóc là hỏi rằng triết lý của họ đâu mất rồi, và quyết tâm chống lại vận rủi luôn đe dọa của họ ở đâu, như thể hai điều đó về cơ bản là một.

….

(1) Fortune: tên của nữ thần Định mệnh.

(2) Pasha: một chức quan trong hệ thống chính trị và quân sự trong đế chế Ottoman.

Trích chương III – Niềm an ủi cho nỗi thất vọng, Sự an ủi của triết học, Alain de Botton, Ngô Thu Hương dịch.

Filed Under: Khác Tagged With: Alain de Botton, Ngô Thu Hương, Niềm an ủi cho nỗi thất vọng, Sự an ủi của triết học